7 câu nói và cách làm mà chúng tôi khuyên cha mẹ nên dùng với con trẻ

Chia sẻ

Một trong những cách dễ dàng nhất để cha mẹ hiểu và vận dụng phương pháp mà trường mầm non chung tôi khuyên dùng là lắng nghe ngôn ngữ mà những nhà sư phạm Việt Nhật Kindergarten sử dụng nhằm khuyến khích tính độc lập và thúc đẩy tư duy phản biện của trẻ.

“Cha/mẹ thấy con đã rất chăm chỉ”

Tập trung vào quá trình thay vì kết quả là nguyên lý quan trọng trong phương pháp của chúng tôi. Điều này giúp nuôi dưỡng tư duy phát triển của trẻ, giúp trẻ tin rằng mình có thể cải thiện kết quả tốt hơn nữa thông qua nỗ lực của bản thân. Bạn hãy thử thay đổi cách nói “Con vẽ đẹp lắm” thành “Mẹ thấy con đã rất chăm chú vẽ tranh đến khi con thấy ưng ý đấy”.


Phương pháp này giúp trẻ phát triển tư duy độc lập và không dựa dẫm hay ỷ lại vào người lớn.

“Con nghĩ gì về điều con vừa làm?”

Trong phương pháp của chúng tôi, trẻ sẽ là giáo viên của chính mình. Các thầy cô giáo sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn đưa ra các bài học và giúp đỡ trẻ tự nhận biết ra nhiều điều. Hãy hỏi trẻ những câu hỏi mở như “Con nghĩ sao về cách con chọn màu cho bức tranh này?” để trẻ có cơ hội được giải thích và tự đánh giá về những điều trẻ làm, điều này tốt hơn là cho ngay trẻ sự khen thưởng của người lớn.

“Con có thể tìm nó ở đâu?”

Tính độc lập là giá trị quan trọng trong phương pháp giáo dục của chúng tôi. Mục tiêu là giúp trẻ tự mình làm mà không phụ thuộc vào người khác. Việc này có thể mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ rất đáng giá, bởi vì trẻ sẽ bắt đầu trở nên chủ động và ít phụ thuộc hơn. Ví dụ trẻ không tìm thấy món đồ chơi ưa thích và bạn biết nó đang nằm trong ngăn bàn. Hãy gợi cho trẻ những câu hỏi như “Hôm qua khi chơi xong, con đã để đồ chơi đó ở đâu? Con đã thử kiểm tra trong phòng hay ngăn bàn chưa nào?”.

“Con muốn cha/mẹ giúp làm phần nào?”

Ngoài tư duy độc lập, trẻ cần học cách tự chịu trách nhiệm về các hành động xung quanh. Trẻ thường rất muốn có cơ hội được chứng tỏ bản thân mình có thể làm được nhiều thứ. Tuy nhiên, khi việc đó quá khả năng trẻ, bạn hãy chủ động đề nghị giúp đỡ một phần chứ đừng thay trẻ làm tất cả. Ví dụ, nếu trẻ đang mệt nhưng vẫn phải dọn dẹp bộ xếp hình trước khi đi ngủ, bạn hãy chủ động hỏi “Con muốn mẹ cất những màu nào hộ con?” hay “Mẹ sẽ cất giúp con những miếng màu xanh, còn màu đỏ con sẽ cất nhé”. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy được mẹ giúp đỡ và công việc trở nên nhẹ nhàng hơn.

“Trong nhà mình, chúng ta nên…”

Đừng áp đặt những mệnh lệnh lên trẻ vì điều ấy chỉ khiến trẻ phản kháng nhiều hơn. Muốn trẻ hành xử theo đúng cách, chúng ta chỉ nên nhắc nhở đơn giản như “Trong nhà mình, chúng ta nên đi bộ nhé” thay vì “Không được chạy nữa”.

“Bố mẹ biết con đang tập trung nên bố mẹ sẽ để con yên tĩnh hoàn thành công việc nhé”

Trẻ chỉ phát huy cao độ sự tập trung khi làm việc liên tục và không bị gián đoạn. Ví dụ khi thấy trẻ đang tập trung vẽ tranh, hãy giữ im lặng quan sát thay vì mở lời khen ngợi. Bạn hãy ghi nhớ khoảnh khắc đó và dành sự khen ngợi vì sự chăm chỉ của trẻ.

“Con nghĩ chúng ta nên làm như thế nào?”

Mỗi trẻ đều có cách thức tư duy và phát triển khác nhau. Bạn hãy luôn tâm niệm điều này khi giáo dục bé. Quan sát và tìm hiểu trẻ thông qua mọi hoạt động sẽ giúp bạn tìm ra định hướng phát triển tốt nhất.

Trường mầm non Hà Thanh Quy Nhơn

Tin nổi bật