Môi trường bên ngoài gia đình luôn là một môi trường đầy rẫy những hiểm nguy, đe doạ đối với trẻ. Đổi lại, đó lại là môi trường vô cùng lý thú để trẻ được phát triển tự do. Cha mẹ không thể luôn ở cạnh con, chăm sóc, bảo vệ con, nên cách tốt nhất là dạy trẻ cách tự bảo vệ chính bản thân mình. Điều này là vô cùng quan trọng, cần thiết, các kỹ năng này có thể giúp bé tránh khỏi kẻ xấu, tránh được các tại nạn và tìm thấy sự trợ giúp khi cần đến. Hãy dạy ngay cho con các kỹ năng tự bảo vệ này nhé cha mẹ!
1. Kỹ năng bảo vệ bản thân
Quy tắc đồ lót: PANTS
Private: Riêng tư – không ai được chạm vào vùng kín của trẻ trừ bố mẹ hay bác sĩ/y tá.
Always: Luôn luôn nhớ cơ thể là của con – Không ai được phép yêu cầu con làm bất cứ điều gì mà con không muốn, con luôn luôn có quyền từ chối kể cả với cha mẹ, thầy cô.
No means No: Không nghĩa là không – Con có quyền nói không với các hành vi động chạm mà con không thích, kể cả với người thân.
Talks: Kể ra điều mà bạn đang buồn – Bất cứ điều gì khiến con lo lắng, sợ hãi hãy lên tiếng. Hãy kể lại với ai mà con tin tưởng.
Speak up: Lên tiếng – Đừng sợ bất cứ điều gì. Hãy mạnh mẽ lên tiếng với cha mẹ, thấy cô về mọi vấn đề khiến con lo sợ.
Quy tắc bàn tay 5 ngón
Ngón cái: Ôm hôn – với người thân ruột thịt trong gia đình.
Ngón trỏ: Nắm tay – với bạn bè, thầy cô, họ hàng.
Ngón giữa: Bắt tay – với người quen
Ngón áp út: Vẫy tay – với người xa lạ
Ngón út: Xua tay – với người xa lạ mà cảm thấy bất an, nguy hiểm, người cố tình tiếp cận, đụng chạm vào con.
***Bảo vệ bản thân khỏi người lạ
- Dạy trẻ không đi theo người lạ
- Dạy trẻ không nhận đồ từ người lạ
***Bảo vệ bản thân khỏi hiểm hoạ, tai nạn
- Dạy trẻ các phương pháp sơ cấp cứu
- Cách xử lý khi có thảm hoạ
***Bảo vệ bản thân khi ở nhà một mình
- Khi ở nhà một mình, tuyệt đối không trả lời, không mở cửa khi có người lạ gọi cửa.
- Gọi điện thoại cầu cứu cha mẹ, người thân khi có người đang cố đột nhập vào nhà.
2. Kỹ năng tự chơi an toàn
Trẻ thường phải tự chơi khi cha mẹ, người chăm sóc trẻ bận bịu không thể dám sát trẻ. Trẻ cần biết cách tự chơi an toàn: tránh các khu vực nguy hiểm như bếp núc, ngoài sân,…vv. Tránh các đồ vật như dao, kéo, bếp gas, bếp điện,…vv.
3. Kỹ năng xử lý khi bị lạc
Trẻ thường rất dễ mất tập trung và hay tò mò nên dễ xảy ra trường hợp trẻ lạc mất cha mẹ, người đi cùng trên đường hay tại nơi đông người. Dạy trẻ cách xử lý khi bị lạc đường là thật sự cần thiết.
Trẻ phải luôn bám lấy tay hoặc nắm lấy áo người đi cùng. Khi bị lạc, phải la lên gọi ba, mẹ để kịp thời có người đến giúp. Trẻ nên học thuộc số điện thoại của cha mẹ và số nhà để có người giúp trẻ có thể liên lạc với người thân đến đón sớm nhất…vv.
4. Kỹ năng tham gia giao thông an toàn
Dạy trẻ nhớ đường về nhà, tránh các con đường vắng, dạy trẻ một số biển báo giao thông cần thiết, cách qua đường an toàn tại nơi có đèn giao thông, các kỹ năng lái xe đạp, đi đúng đường,…vv
5. Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp
Trong mọi hoàn cảnh nguy hiểm, trẻ vẫn có cơ hội vượt qua nếu tìm được sự giúp đỡ. Hãy dạy trẻ kỹ năng hữu ích này nữa nhé.
Trẻ cần hét lên thật to hay gào khóc lớn để thu hút sự chú ý của người qua lại.
Gọi điện thoại cầu cứu người thân, hoặc gọi đến các số điện thoại khẩn cấp để được giúp đỡ.
Trình bày vấn đề với người giúp đỡ để họ tìm cách giúp
Cha mẹ có thể tham khảo việc đưa con đến các buổi hội thảo giáo dục trẻ, các chương trình ngoại khoá, các khoá huấn luyện trẻ để được cung cấp đầy đủ nhất không chỉ về các kỹ năng phòng vệ, tự vệ mà còn rất nhiều các kỹ năng hữu ích khác.